Tham gia Na99 Top App

Liên hệ QC : [email protected]

CLB Thanh Hóa: Những điều cần biết về đội bóng xứ Thanh

Ngày đăng: 30/07/2024

Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa hay với tên gọi là câu lạc bộ Đông Á Thanh Hóa là một đội bóng có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Hiện tại họ là câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam và đang thi đấu tại giải V-League 1 ( giải đấu cao nhất Việt Nam).


Hình ảnh các cầu thủ Thanh Hóa

1. Lịch sử hình thành

Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa chính thức ra đời năm 1962 do ban thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa (tiền thân của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thanh Hóa) thành lập nên. Nhưng từ những năm 1954, phong trào bóng đá ở Thanh Hóa đã phát triển rất mạnh, rất nhiều những con người có tình yêu và tài năng với bóng đá ở mảnh đất này, họ tự tạo ra sân chơi riêng cho các đội bóng phong trào có thể gặp gỡ, giao lưu với nhau. Về sau tỉnh Thanh Hóa nhận thấy phong trào bóng đá ngày một lớn và họ quyết định thành lập nên một đội bóng Thanh Hóa năm 1962.

Sau 62 năm thành lập và phát triển. Hiện tại, câu lạc bộ Thanh Hóa là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp dưới quyền sở hữu của Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Đông Á do ông Cao Tiến Đoan làm chủ tịch và đội bóng đang thi đấu khá tốt tại V-League 1.

2. Các giai đoạn của đội bóng

Kể từ khi thành lập cho tới nay, câu lạc bộ Thanh Hóa đã trải qua nhiều cảm xúc vui, buồn khó tả trong bóng đá, có những biến động lớn xảy ra trong đội bóng nhưng sau tất cả các chiến binh Lam Sơn đã kiên cường vượt qua qua tất cả và vẫn thi đấu cho tới ngày nay.

2.1 Giai đoạn đầu mới thành lập (1962-1999)

Sau khi thành lập đội bóng, cuối năm 1962 mong muốn các cầu thủ sau khi đá bóng sẽ có các công việc khác để công ăn việc làm, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định chuyển đội bóng về nhà máy cơ khí Thanh Hóa với tên gọi là đội bóng đá cơ khí Thanh Hóa để các cầu thủ có thể vừa làm vừa có thể theo đuổi đam mê với trái bóng tròn của mình.

Trong 3 năm đầu thành lập, đội bóng chủ yếu chỉ đá những giải phong trào và các trận giao hữu, không có nhiều những trận đấu nổi bật của câu lạc bộ trong thời gian này. Năm 1965, tỉnh Thanh Hóa giải tán đội bóng cơ khí Thanh hóa và sáp nhập với câu lạc bộ Công an Thanh Hóa.

2.2 Hành trình gây dựng tên tuổi ở bản đồ bóng đá Việt Nam (1966-2000)

Kể từ khi sáp nhập với câu lạc bộ Công an Thanh Hóa, lúc này các cầu thủ cùng đội bóng mới bắt đầu tham gia nhiều giải đấu từ khu vực miền Bắc cho tới toàn quốc. Tên tuổi của câu lạc bộ mới bắt đầu được chú ý đến.

Năm 1976, câu lạc bộ Thanh Hóa tham gia giải đấu phân hạng các câu lạc bộ tại Việt Nam nhưng thi đấu không thành công và chỉ được xếp vào hạng B. Họ thi đấu ở hạng B từ năm 1979 đến 1982.

Sau những công sức miệt mài suốt 3 năm ở giải hạng B, năm 1983 câu lạc bộ Thanh Hóa có tấm vé lên hạng thi đấu tại giải hạng A2 toàn quốc. Kể từ khi lên hạng, đội bóng xứ Thanh thăng tiến vượt bậc. Năm 1985 chỉ sau 2 mùa giải tại hạng A2 họ đã có tấm vé lên chơi tại giải đấu cao nhất Việt Nam lúc đó là hạng A1 toàn quốc.

Năm 1986, lần đầu tiên thi đấu tại hạng A1, Thanh Hóa đã không thể tạo nên bất ngờ khi đứng bét bảng sau 12 trận đấu với chỉ 2 trận thắng và 7 trận thua.

Mùa giải 1989, câu lạc bộ Thanh Hóa là 1 trong 32 đội bóng tham dự giải đấu. Trong đó sẽ chọn ra 18 đội thi đấu tại giải các đội mạnh toàn quốc, 11 đội ở lại hạng A1 và 3 đội xếp chót sẽ xuống chơi tại giải hạng A2. Sau cùng, đội bóng xứ Thanh thi đấu thành công và xuất sắc lọt vào top 18 đội sẽ thi đấu tại giải các đội mạnh toàn quốc sẽ thi đấu ở năm sau.

Sau mùa giải đầu tiên thi đấu khá thành công tại giải các đội mạnh toàn quốc. Đến mùa giải 1991, câu lạc bộ Thanh Hóa thi đấu không nổi bật, họ nhận nhiều thất bại và tụt sâu trên bảng xếp hạng. Kết thúc mùa giải với thành tích 7 trận thua sau 10 trận thi đấu và chỉ có vỏn vẹn 4 điểm, đội bóng đã phải xuống hạng A1.

Mùa giải 1992, câu lạc bộ Thanh Hóa đánh bại hầu hết các đối thủ tại hang A1 và lên ngôi vô địch qua đó có tấm vé trở lại giải các đội mạnh toàn quốc.

Mùa giải 1994, đội thi đấu bết bát khi không thể thắng một trận nào tại giải các đội mạnh toàn quốc và xuống hạng A1 thi đấu. Sau mùa giải thất bại đó câu lạc bộ Công An Thanh Hóa đã thông báo giải thể đội bóng.

2.3 Giai đoạn tái thiết đội bóng (2000-2010)

Năm 2000, đội bóng Thanh Hóa được tái lập bởi sở thể dục thể thao và câu lạc bộ phải bắt đầu thi đấu tại giải hạng nhì Việt Nam mùa giải 2000-2001. Đội bóng đã vô địch giải hạng hai mùa giải đó để lên chơi tại giải hạng nhất ngay từ lần đầu tiên quay lại kể từ khi đội bóng giải thể.

Năm 2005 Công ty liên doanh IBD chính thức trở thành nhà tài trợ câu lạc bộ Thanh Hóa với bản hợp đồng tài trợ trị giá 1,5 tỷ đồng và đổi tên câu lạc bộ thành Halida Thanh Hóa.

Có được sự đầu tư lớn của nhà tài trợ. Mùa giải 2006 câu lạc bộ Thanh Hóa đã xuất sắc cán đích với vị trí Á quân giải hạng nhất qua đó có tấm vé lên chơi ở đấu trường V-League 1 sau 12 năm vắng bóng.

Mùa giải 2008, Thanh Hóa gây thất vọng cho người hâm mộ khi đội bóng kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 10 trên tổng số 14 đội tham dự. Giai đoạn 2 mùa giải đó Công ty liên doanh IBD quyết định rút tài trợ và chuyển sang  cho tập đoàn Công Thanh tiếp nhận, đội thi đấu dưới tên mới là câu lạc bộ bóng đá Xi măng Công Thanh Thanh Hóa.

Mùa giải 2009, đội bóng xứ Thanh thi đấu thất vọng, đứng bét bảng với 17 trận thua và xuống hạng nhất thi đấu. Công ty Xi măng Công Thanh cũng ngừng tài trợ sau mùa giải bết bát của Thanh Hóa. Đội bóng được chuyển về cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tiếp quản và sử dụng tên gọi câu lạc bộ Thanh Hóa.

Tháng 9 năm 2009, phiên hiệu Thể Công bị Bộ Quốc Phòng thu hồi và chuyển giao cho công ty Viettel và được đổi tên thành câu lạc bộ bóng đá Viettel. Nhưng ban lãnh đạo Viettel không thể hiện sự quan tâm với bóng đá chuyên nghiệp. Ngày 7/11 thông qua thỏa thuận tiếp nhận xuất chơi V-League 1 của câu lạc bộ Viettel giữa lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và công ty Viettel, các cầu thủ đội một Viettel được sở văn hóa - thể thao - du lịch tiếp nhận quản lý, kết hợp các cầu thủ của hai đội lại với tên gọi Viettel - Thanh Hóa để thi đấu V-League 1. Đến tháng 12 câu lạc bộ đổi tên thành câu lạc bộ bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa.

Mùa giải 2010 câu lạc bộ Thanh Hóa tiếp tục thi đấu tại V-League 1 sau khi tránh được việc xuống chơi tại giải hạng nhất nhờ suất chơi của Viettel, câu lạc bộ Thanh Hóa tiếp tục trình diễn một bộ mặt thất vọng khi chỉ đứng ở phía dưới bảng xếp hạng. Họ kết thúc mùa giải năm đó với vị trí thứ 10. Sau mùa giải câu lạc bộ được chuyển giao cho Công ty cổ phần bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa và sử dụng lại tên gọi câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa

2.4 Sự trở lại của các chiến binh Lam Sơn (2011-2018)

Do gặp nhiều vấn đề vì lý do tài chính, ông Nguyễn Văn Đệ (chủ tịch câu lạc bộ Thanh Hóa) đã xin được chuyển trả đội bóng lại cho sở văn hóa - thể thao - du lịch của tỉnh. Ngày 5/6/2015, sau khi nghe gọi lời kêu gọi của ban lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, tập đoàn FLC đã tiếp nhận câu lạc bộ Thanh Hóa từ công ty Cổ Phần bóng đá Thanh Hóa và chuyển tên đội bóng thành câu lạc bộ FLC Thanh Hóa.

Sau khi được tập đoàn FLC tiếp nhận, mùa giải 2016 câu lạc bộ Thanh Hóa thi đấu khởi sắc. Phần lớn mùa giải năm đó họ đứng ở vị trí thứ 2 nhưng về cuối mùa giải họ không giữ được phong độ và kết thúc ở vị trí thứ 6.

Mùa giải 2018, Thanh Hóa có một mùa giải thành công tại V-League khi họ cán đích ở vị trí thứ 2, dành vị trí Á quân mùa giải đó. Cuối năm 2018, ông Trịnh Văn Quyết (chủ tịch tập đoàn FLC) tuyên bố dừng tài trợ và trao trả lại câu lạc bộ Thanh Hóa về cho địa phương.

2.5 Ổn định tại V-League ( 2019-nay)

Ngày 15/1/2019 đội bóng trở về với tên gọi thân thuộc câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa sau khi được liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tiếp nhận lại từ tập đoàn FLC và giao quyền quản lý cho Công ty TNHH một thành viên câu lạc bộ Thanh Hóa.

Biến động của câu lạc bộ trước mùa giải V-League 2019 là một phần lý do câu lạc bộ Thanh Hóa thi đấu bết bát ở mùa giải 2019. Họ đứng vị trí áp chót trên bảng xếp hạng và phải đá trận play-off sống còn cho suất trụ hạng. May mắn đã đứng về phía đội quân Lam Sơn khi họ đánh bại câu lạc bộ Phố Hiến và trụ hạng thành công.

Mùa giải 2020 Thanh Hóa tiếp tục cạnh tranh cho một suất trụ hạng và họ đã thành công khi kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 11 chỉ hơn đội xuống hạng đúng 1 trận thắng. Cuối năm 2020, tập đoàn Bất động sản Đông Á của ông Cao Tiến Đoan làm chủ tịch đã lên nắm quyền quản lý đội bóng từ công ty TNHH một thành viên câu lạc bộ Thanh Hóa.

Mùa giải 2022, huấn luyện viên Velizar Emilov Popov lên ngồi chiếc ghế huấn luyện viên trưởng đội bóng. Khởi đầu của ông không mấy ấn tượng khi chỉ đứng ở vị trí thứ 8 mùa bóng đó nhưng với một tính cách đầy máu lửa và sự quyết liệt, lì lợm, khó chịu trong lối đá là những bước đầu ông Popov mang lại thành công cho câu lạc bộ Thanh Hóa những mùa giải sau đó.

Mùa giải 2023 là mùa giải thành công với câu lạc bộ Thanh Hóa khi họ có cú đúp danh hiệu quốc nội là Cup quốc gia và Siêu Cup quốc gia. Tại V-League, đội bóng cũng xuất sắc dành vị trí Á quân.

Mùa giải 2024 Thanh Hóa đứng ở vị trí thứ 8, đứng đầu nhóm B giai đoạn 2 và có tấm vé tham dự AFC Champions League mùa giải sau, họ cũng bảo vệ thành công chức vô địch Cup quốc gia.


Chức vô địch Cup quốc gia 2024 của CLB Thanh Hóa

3. Phong cách chơi bóng

Câu lạc bộ Thanh Hóa là đội bóng thiên về lối chơi trực diện, câu lạc bộ Xứ Thanh chuyển đổi giữa phòng ngự và tấn công linh hoạt. Khi đội có bóng, họ nhanh chóng tấn công bằng cách di chuyển thẳng lên phía trước, thông qua các đường chuyền ngắn và nhanh để tiếp cận khung thành đối phương nhanh nhất có thể.

Có thể thấy rõ sự lợi hợi trong lối chơi của Thanh Hóa khi gặp các ông lớn như Hà Nội. Sự cơ động và nhanh nhẹn của cặp tiền đạo gây áp lực lên hàng thủ đối phương, di chuyển liên tục để hạn chế những đường chuyền ở phần sân nhà đối thủ, cắt đứt mối liên lạc giữa hai tuyến trung vệ và tiền vệ. Họ gây sức ép và chờ đợi thời cơ để cướp lại bóng hoặc những đường chuyền lỗi của đối thủ là phần lớn đội hình Thanh Hóa sẽ dồn lên triển khai một lối đá nhanh, trực diện, tiếp cận khung thành.

4. Sân vận động

Sân nhà của câu lạc bộ Thanh Hóa là sân vận động Thanh Hóa (số 37 Lê Quý Đôn, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa), có sức chứa 14000 khán giả.


Sân vận động Thanh Hóa (sân nhà câu lạc bộ Thanh Hóa)

Sân vận động Thanh Hóa chỉ có hai khán đài A và B. Ngoài khu vực VIP được lắp đặt ghế ngồi còn lại, tất cả vị trí ngồi đều là những nền gạch bê tông

Mặt cỏ của sân là mặt cỏ Bermuda, chịu tác động tốt, giúp giảm thiểu chấn thương cho cầu thủ. Đa số các câu lạc bộ tại Việt Nam đều sử dụng loại cỏ này.

5. Hội cổ động viên


Hội CĐV Thanh Hóa

Các “cơn lốc vàng” là một phần không thể thiếu trong việc duy trì và phát triển của câu lạc bộ Thanh Hóa. Họ không chỉ là người hâm mộ, mà còn là chất xúc tác thúc đẩy đội quân Lam Sơn từng ngày, từng trận đấu. 

Hội cổ động viên Thanh Hóa là hội cổ động viên ổn định bậc nhất V-League. Các trận đấu trên sân Thanh Hóa luôn thu hút đông đảo khán giả. Ngay cả khi phải thi đấu xa nhà các cổ động viên cũng nhiều lần biến khán đài thành “cơn lốc vàng” như thi đấu ở sân nhà. Tình yêu quê hương, bóng đá chính là sợi dây kết nối tình đoàn kết của những người con Thanh Hóa.

6. Hoạt động chuyển nhượng và công tác đào tạo trẻ

Thanh Hóa không phải là đội bóng sôi nổi trên thị trường chuyển nhượng. Họ chỉ bổ sung những con người thực sự cần thiết, một số bản hợp đồng chất lượng mà họ mang về có thể kể đến như Lâm Ti Phông, Conrado, Bruno Cantanhede,... Mặc dù không tích cực trên thị trường chuyển nhượng nhưng những cầu thủ Thanh Hóa đem về đều đóng góp không ít trong việc cải thiện lối chơi đội bóng.

Câu lạc bộ xứ Thanh trú trọng hơn vào việc đào tạo trẻ, họ tập trung xây dựng từ những lứa trẻ tài năng và sau đó đôn lên đội một. Điều đó giúp đội bóng tiết kiệm được kinh tế và chủ động hơn về mặt con người. Đội trẻ Thanh Hóa từng nhiều vô địch các giải trẻ ở các lứa tuổi khác nhau. Lò đào tạo trẻ Thanh Hóa là một trong những lò đào tạo top đầu Việt Nam hiện tại.

7. Đội bóng kình địch

CLB Hà Nội

Các trận đấu giữa câu lạc bộ Hà NộiThanh Hóa đều mang một tâm thế cạnh tranh căng thẳng và hấp dẫn. Lí do vì cả hai đội đều là những đối thủ mạnh tại V-League 1, cạnh tranh cho chức vô địch tạo ra áp lực căng thẳng trong mỗi cuộc đối đầu. Cả hai đội đều muốn giành chiến thắng để chứng tỏ bản lĩnh và khẳng định vị thế của mình trong bóng đá Việt Nam

CLB Sông Lam Nghệ An

Câu lạc bộ Thanh Hóa và Nghệ An có những điểm tương đồng về địa lý, con người và lịch sử. Sử gần gũi này tạo ra những cảm xúc đặc biệt trong các trận đấu giữa hai đội. Hai đội đã gặp nhau nhiều lần trong quá khứ, những trận đấu đó thường mang tính quyết định của mùa giải nên tạo ra nhiều sự căng thẳng và quyết liệt.

8. Trang phục và Logo đội bóng

Trang phục thi đấu của câu lạc bộ Thanh Hóa có màu sắc chủ đạo là màu vàng, với những họa tiết tinh tế. Trên áo in logo của đội bóng, logo của nhà tài trợ Casper ở giữa áo.


Trang phục thi đấu của câu lạc bộ Thanh Hóa

Logo của câu lạc bộ Thanh Hóa có hình dáng tròn, chủ yếu sử dụng màu vàng, đen. Trung tâm là một chiếc khiên, bên trong chiếc khiên có hình ảnh tinh hoa văn hóa Việt Nam là trống đồng Đông Sơn và cầu hàm rồng (cây cầu biểu tượng của Thanh Hóa). Xung quanh là dòng chữ Thanh Hóa FC và nhà tài trợ Đông Á của câu lạc bộ.


Logo câu lạc bộ Thanh Hóa

Câu lạc bộ Thanh Hóa đã nhiều lần thay đổi Logo ở những giai đoạn khác nhau của đội bóng. Dưới đây là những logo của đội bóng Xứ Thanh qua nhiều giai đoạn khác nhau.


Logo của câu lạc bộ Thanh Hóa qua các năm

9. Thành tích và danh hiệu

Trải qua nhiều năm thi đấu, câu lạc bộ Thanh Hóa giành được nhiều thành tích và danh hiệu đáng kể trong lịch sử. Dưới đây là những thành tích và danh hiệu câu lạc bộ đạt được qua các năm.

Thành tích

V-League 1

Mùa bóng

Thành tích

ST

T

H

B

BT

BB

Điểm

2007

Thứ 9

26

8

10

8

27

30

34

2008

Thứ 10

26

8

9

9

25

32

33

2009

Thứ 14

26

5

4

17

32

68

19

2010

Thứ12

26

8

7

11

36

44

31

2011

Thứ 7

26

9

7

10

44

41

34

2012

Thứ 11

26

9

5

12

32

36

32

2013

Thứ 5

20

9

6

5

40

33

33

2014

Thứ 3

22

12

4

6

33

34

40

2015

Thứ 3

26

13

5

8

42

44

44

2016

Thứ 6

26

12

6

8

51

42

42

2017

Thứ 2

26

13

9

4

44

29

48

2018

Thứ 2

26

13

7

6

43

29

46

2019

Thứ 13

26

6

7

13

36

52

26

2020

Thứ 11

18

5

6

7

16

22

21

2021

Giải đấu bị hủy do COVID 19

2022

Thứ 8

24

8

4

12

27

27

28

2023

Thứ 4

20

8

7

5

27

22

31

2024

Thứ 9

26

9

8

9

34

39

35


Cup quốc gia


Cấp châu lục

Danh hiệu

V-League 1:

  • Á quân (2): 2017, 2018

  • Hạng 3 (2): 2014, 2015

Cup quốc gia:

  • Vô địch (2): 2023, 2024

  • Á quân (1): 2018

  • Hạng 3 (1): 2022

Siêu Cup Việt Nam:

  • Vô địch (2): 2009, 2023

V-League 2:

  • Á quân (1): 2006

  • Hạng 3 (1): 2003

Đội trẻ:

U17:

  • Vô địch (1): 2019

U15:

  • Á quân (1): 2019

U19:

  • Vô địch (2): 1997, 2023

  • Á quân (1): 2014

Bình luận