Tham gia Na99 Top App

Liên hệ QC : [email protected]

Thẻ đỏ là gì? Top 5 cầu thủ nhận nhiều thẻ đỏ nhất trong lịch sử bóng đá

Ngày đăng: 04/07/2024

Khi nhận thẻ đỏ, cầu thủ sẽ bị truất quyền thi đấu ngay lập tức và không thể tiếp tục tham gia trận đấu. Vậy thẻ đỏ là gì mà có quyền lực cao đến vậy? Cùng Chảo Lửa TV tìm hiểu về thẻ đỏ và những cầu thủ nhận nhiều thẻ trong sự nghiệp nhé.

1. Thẻ đỏ là gì?

Thẻ đỏ là một biện pháp kỷ luật trong bóng đá, được trọng tài sử dụng để truất quyền thi đấu của cầu thủ hoặc thành viên ban huấn luyện khi họ vi phạm các quy tắc nghiêm trọng của trận đấu. Một cầu thủ có thể nhận một thẻ đỏ trực tiếp hoặc hai thẻ vàng, tương đương với một thẻ đỏ. Nhận một thẻ đỏ thì lập tức bị đuổi khỏi sân ở trận đấu diễn ra và sau đó cầu thủ sẽ bị treo giò ít nhất một trận, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, án phạt có thể kéo dài hơn, kèm theo các hình phạt tiền. Điều này nhằm đảm bảo rằng các cầu thủ tuân thủ luật lệ và giữ gìn tính thể thao, công bằng.

Thẻ đỏ không chỉ có tác dụng duy trì kỷ luật trên sân mà còn gửi đi thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật chơi và tôn trọng đối thủ, góp phần bảo vệ tính chất công bằng và an toàn của môn thể thao này.


Một khi thẻ đỏ được trọng tài rút ra, các cầu thủ sẽ phải rời khỏi sân

2. Thẻ đỏ được ra đời từ khi nào?

Thẻ đỏ là một loại thẻ phạt được xuất hiện vào năm 1970 và được sử dụng lần đầu tiên tại World Cup 1970 diễn ra ở Mexico. Ý tưởng về việc sử dụng thẻ màu để biểu thị các mức độ cảnh cáo khác nhau trong bóng đá xuất phát từ Ken Aston, một cựu trọng tài người Anh.

Ken Aston đã nhận thấy rằng có sự thiếu rõ ràng trong việc truyền đạt quyết định của trọng tài đến các cầu thủ và khán giả, đặc biệt là khi có sự khác biệt về ngôn ngữ. Ông đã lấy cảm hứng từ đèn giao thông, trong đó màu vàng biểu thị cảnh báo và màu đỏ biểu thị dừng lại.

Việc sử dụng thẻ đỏ và thẻ vàng đã giúp cải thiện sự minh bạch và rõ ràng trong các quyết định của trọng tài, đồng thời nâng cao tính công bằng và kỷ luật trong bóng đá. Trước khi thẻ màu được áp dụng, trọng tài thường phải dùng lời nói để cảnh báo hoặc truất quyền thi đấu của cầu thủ, dẫn đến nhiều hiểu lầm và tranh cãi.

Ban đầu, thẻ đỏ được làm từ chất liệu giấy hoặc nhựa cứng và có kích thước nhỏ gọn, vừa vặn để trọng tài có thể dễ dàng cất giữ trong túi áo hoặc túi quần. Thiết kế đơn giản với màu sắc rực rỡ giúp các thẻ dễ dàng nhận biết ngay lập tức trên sân cỏ.

Thẻ đỏ có màu đỏ rực, biểu thị hình phạt cao nhất là truất quyền thi đấu. Sự khác biệt màu sắc rõ ràng giữa hai loại thẻ đỏ và vàng giúp cầu thủ, huấn luyện viên và khán giả có thể dễ dàng nhận biết và hiểu được quyết định của trọng tài, bất kể họ ở đâu trên sân hoặc khán đài.

Sự ra đời và sử dụng thẻ màu đã giúp cải thiện đáng kể sự minh bạch và hiệu quả trong việc truyền đạt quyết định của trọng tài, giảm thiểu các tranh cãi và hiểu lầm trên sân cỏ. Từ khi ra đời, thẻ đỏ đã trở thành một phần không thể thiếu của bóng đá, giúp duy trì trật tự và kỷ luật trên sân cỏ.

3. Những hành vi phạm lỗi mà các cầu thủ có thể nhận thẻ đỏ

Thẻ đỏ là biện pháp kỷ luật cao nhất dành cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng trên sân. Các cầu thủ nếu như mắc phải 1 trong những lỗi sau đây sẽ ăn ngay “lì xì đỏ”:

Phạm lỗi nguy hiểm: Bao gồm những hành vi bạo lực, đá hoặc đấm đối phương một cách cố ý và không nhằm mục đích tranh chấp bóng.

Hành vi bạo lực: Những hành động bạo lực hoặc cố ý gây tổn thương cho đối thủ, đồng đội, trọng tài hoặc bất kỳ ai trên sân, ngay cả khi bóng không ở gần thường là các hành vi cùi trỏ, đánh nguội,...

Ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương: Khi cầu thủ dùng tay hoặc phạm lỗi trong tình huống đối phương có cơ hội ghi bàn rõ ràng, ngăn cản bàn thắng thì cầu thủ đó lập tức nhận phải thẻ đỏ.

Sử dụng ngôn ngữ hoặc cử chỉ thô tục, xúc phạm: Đối với trọng tài, đối thủ, khán giả hoặc bất kỳ ai trên sân qua những hành vi phân biệt chủng tộc,...

Nhận thẻ vàng thứ hai: Nếu cầu thủ đã nhận một thẻ vàng và tiếp tục phạm lỗi dẫn đến thẻ vàng thứ hai, sẽ bị nhận thẻ đỏ trực tiếp và bị truất quyền thi đấu.

Các hành vi khác theo quyết định của trọng tài: Trọng tài có quyền quyết định trao thẻ đỏ dựa trên bất kỳ hành vi nào mà họ cho là nghiêm trọng và không phù hợp với tinh thần và luật lệ của trận đấu.

Những hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến trận đấu hiện tại mà còn có thể dẫn đến các án phạt nặng nề sau trận đấu, bao gồm việc treo giò nhiều trận và các hình phạt tiền bổ sung.


Những pha vào bóng cả 2 chân là những tình huống dễ phải ăn thẻ đỏ nhất

4. Điều gì xảy ra khi trọng tài rút thẻ đỏ?

4.1 Đối với các cầu thủ trên sân

Nếu một cầu thủ bóng đá nhận thẻ đỏ trong trận đấu, họ phải rời khỏi sân bóng đá ngay lập tức. Cầu thủ đó không được phép tham gia trận đấu nữa và đội không được phép đưa bất kỳ cầu thủ nào khác vào thay thế cầu thủ này. 

Luật cũng nêu rõ rằng: “Cầu thủ, cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ đã thay thế bị đuổi khỏi sân phải rời khỏi khu vực sân thi đấu và khu vực kỹ thuật.” 

Điều này có nghĩa là họ không thể đến và đứng hoặc ngồi cùng với các cầu thủ dự bị, huấn luyện viên trong đội của mình mà phải rời khỏi khu vực thi đấu hoàn toàn. Trong nhiều trận đấu, nếu một cầu thủ bị đuổi khỏi sân, bạn thường sẽ thấy họ quay lại phòng thay đồ của đội và chờ ở đó cho đến khi trận đấu kết thúc. Khi cầu thủ đã rời khỏi "khu vực gần sân", trọng tài sẽ bắt đầu lại trận đấu bằng quả đá phạt cho đội mà cầu thủ đó phạm lỗi. 

Việc một cầu thủ bị đuổi khỏi sân không chỉ ảnh hưởng đến cầu thủ nhận thẻ đỏ mà còn ảnh hưởng đến toàn đội. Lý do là vì khi nhận thẻ đỏ là cầu thủ đó không được phép tham gia trận đấu nữa và điều này có nghĩa là các thành viên còn lại của đội phải chơi với số cầu thủ ít hơn đội đối phương một cầu thủ trong suốt thời gian còn lại của trận đấu. Từ thời điểm đó trở đi, họ sẽ phải chơi ở thế bất lợi.

4.2 Đối với thủ môn 

Thủ môn cũng không khác gì những cầu thủ khác khi xét đến vấn đề liệu thủ môn có thể nhận thẻ đỏ hay không. Nếu thủ môn nhận thẻ đỏ, họ phải rời khỏi sân bóng ngay lập tức. Họ không được phép quay lại trong suốt thời gian còn lại của trận đấu và đội không được phép đưa cầu thủ vào thay thế. 

Thủ môn phải đối mặt với hậu quả tương tự như bất kỳ cầu thủ nào khác nếu họ nhận thẻ đỏ. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý nếu thủ môn bị đuổi khỏi sân là mỗi đội phải có một cầu thủ được chỉ định làm thủ môn trên sân. Có hai lựa chọn cho một đội khi thủ môn nhận thẻ đỏ. Họ có thể thay thế một cầu thủ khác trong đội, đưa họ ra khỏi sân và thay thế bằng một thủ môn dự bị khác.

Ngoài ra, đội có thể thay đổi vị trí một cầu thủ ngoài sân và chỉ định họ làm thủ môn trong suốt thời gian còn lại của trận đấu. Chọn một cầu thủ trên sân và để họ làm thủ môn trong suốt thời gian còn lại của trận đấu không phải là phương án mà bạn thường thấy các đội áp dụng. Trường hợp này chỉ xảy ra khi một đội đã sử dụng hết quyền thay người được phép cho trận đấu và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thay đổi vị trí một cầu thủ trong sân và để họ vào vị trí thủ môn.


Tại AFF 2016, Quế Ngọc Hải đã phải làm thủ môn bất đắc dĩ cho tuyển Việt Nam khi Nguyên Mạnh bị thẻ đỏ

4.3 Đối với ban huấn luyện

Giống như các cầu thủ khác trên sân khi một thành viên trong ban huấn luyện của đội bóng bị nhận thẻ đỏ họ phải rời khỏi khu vực kỹ thuật ngay lập tức. Họ không được phép ở lại băng ghế dự bị, khu vực kỹ thuật hoặc bất kỳ nơi nào gần sân đấu mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trận đấu. Sau khi bị truất quyền chỉ đạo, họ không được phép liên lạc trực tiếp với đội bóng hoặc các cầu thủ còn lại trên sân bao gồm cả việc sử dụng điện thoại, bộ đàm hoặc bất kỳ phương tiện liên lạc nào để truyền đạt chiến thuật hoặc chỉ dẫn.

Việc mất đi một thành viên quan trọng trong ban huấn luyện có thể ảnh hưởng đáng kể đến chiến thuật và sự điều chỉnh của đội bóng trong trận đấu. Đội bóng sẽ phải tiếp tục thi đấu mà không có sự chỉ đạo trực tiếp từ người bị truất quyền. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi dẫn đến thẻ đỏ, thành viên ban huấn luyện có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung từ cơ quan quản lý bóng đá. Điều này có thể bao gồm việc bị cấm chỉ đạo trong một số trận đấu tiếp theo và có thể phải nộp phạt tiền.


Cựu HLV tuyển Việt Nam Park Hang Seo có những phản ứng thái quá dẫn tới nhận thẻ đỏ

4.4 Thời hạn nghỉ thi đấu nếu cầu thủ bị thẻ đỏ? 

Một trong những hậu quả của việc nhận thẻ đỏ trong trận đấu bóng đá là cầu thủ sẽ bị cấm thi đấu ít nhất một trận đấu tiếp theo kể từ trận đấu mà họ nhận thẻ đỏ. Và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm thẻ đỏ, họ có thể bị cấm thi đấu nhiều trận hơn một trận. 

Trong hầu hết các giải đấu bóng đá, khi một cầu thủ nhận thẻ đỏ do nhận thẻ vàng thứ hai hoặc do phạm lỗi chuyên môn (lỗi ngăn cản đội đối phương ghi bàn thắng hoặc cơ hội ghi bàn rõ ràng), họ sẽ chỉ bị treo giò một trận. Nếu một cầu thủ nhận thẻ đỏ vì bất đồng quan điểm, cầu thủ đó sẽ bị cấm thi đấu trong hai trận liên tiếp. Và một cầu thủ nhận thẻ đỏ vì hành vi bạo lực hoặc chơi xấu nghiêm trọng, họ sẽ bị đình chỉ tối thiểu ba trận. 

Việc đình chỉ này có thể được gia hạn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Với bất kỳ quyết định thẻ đỏ nào, quyết định rút thẻ đỏ cho một cầu thủ có thể bị hủy bỏ. Một hội đồng hoặc ban kỷ luật có thể xem xét lại quyết định của trọng tài và có thẩm quyền gia hạn hoặc giảm thời hạn cấm. Một ví dụ về điều này là vào năm 2014 khi Luiz Suarez bị cấm tham gia mọi hoạt động liên quan đến bóng đá trong bốn tháng và bị cấm thi đấu chín trận đấu quốc tế sau khi nhận thẻ đỏ trong trận đấu giữa Ý và Uruguay tại World Cup. Lý do cho lệnh cấm kéo dài này là do mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội khi cậu ta đã cắn Chiellini ở vai.

Một ví dụ khác là Eric Cantona đã phải chịu án treo giò dài hạn sau khi nhận thẻ đỏ. Năm 1995, khi đang chơi cho Manchester United, Cantona đã bị cấm thi đấu 9 tháng vì đã tấn công một người hâm mộ đã xúc phạm anh trên đường rời khỏi sân. Sau khi nghe thấy người hâm mộ đó la hét lăng mạ mình, anh đã tung ra một cú đá kung-fu về phía người hâm mộ đó.


Tình huống làm rúng động bóng đá thế giới của Eric Cantona

5. Top 5 cầu thủ nhận thẻ đỏ nhiều nhất lịch sử bóng đá

5.1 Gerardo Bedoya(Colombia)

Bedoya bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình tại câu lạc bộ Deportivo Pereira trước khi chuyển sang thi đấu cho một loạt các câu lạc bộ nổi tiếng ở Colombia và các quốc gia khác như Racing Club (Argentina), Atlético Nacional, Millonarios và Santa Fe. Anh được mệnh danh là "cầu thủ ác quỷ" của bóng đá với phong cách thi đấu vô cùng quyết liệt và đôi khi vượt quá giới hạn cho phép. Bedoya nổi tiếng với khả năng phòng ngự chắc chắn, không ngại va chạm và sẵn sàng đối mặt với các đối thủ mạnh mẽ. Tuy nhiên, chính lối chơi này đã dẫn đến việc anh nhận rất nhiều thẻ đỏ, tổng cộng 46 thẻ đỏ trong sự nghiệp, con số kỷ lục trong lịch sử bóng đá.


Dù Bedoya giải nghệ đã lâu nhưng thành thích 46 chiếc thẻ đỏ của anh vẫn chưa một ai có thể phá được

5.2 Sergio Ramos(Tây Ban Nha)

Sergio Ramos là một trong những cầu thủ được xếp vào hàng ngũ huyền thoại, anh đã có một sự nghiệp thành công với nhiều danh hiệu cùng Real Madrid và đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha, nhưng anh cũng nổi tiếng với lối chơi thừa phần quyết liệt. Sergio Ramos đã nhận tổng cộng 30 thẻ đỏ trong sự nghiệp của mình, con số này đưa anh trở thành cầu thủ nhận nhiều thẻ đỏ nhất trong lịch sử La Liga và xếp thứ 2 trong tất cả các cầu thủ trên thế giới. Những thẻ đỏ này đến từ cả những hành vi phạm lỗi nghiêm trọng, bạo lực, và đôi khi là những tình huống tranh cãi quá mức cần thiết. Mặc dù số lượng thẻ đỏ anh nhận được là một điểm nhấn đáng chú ý nhưng không ai có thể phủ nhận tài năng và ảnh hưởng của Ramos trong làng bóng đá và là một cầu thủ biểu tượng của sự quyết liệt, lòng nhiệt huyết và tinh thần chiến đấu không ngừng nghỉ trên sân cỏ.


Cận cảnh tình huống nhận thẻ đỏ thứ 30 của Ramos trong màu áo Sevilla

5.3 Cyril Rool(Pháp)

Cyril Rool là một cựu cầu thủ bóng đá người Pháp thi đấu cho các câu lạc bộ của Pháp như Monaco, Marseille, Lens, nổi tiếng với phong cách thi đấu cứng rắn và không ngại va chạm. Trong suốt sự nghiệp của mình, Rool đã trở thành một trong những cầu thủ nhận nhiều thẻ đỏ nhiều nhất với 27 lần. Sau khi giải nghệ, Cyril Rool rời xa sân cỏ và không có nhiều thông tin về các hoạt động sau sự nghiệp thi đấu của anh. Tuy nhiên, anh vẫn được nhớ đến như một cầu thủ có lối chơi quyết liệt và không ngại đối đầu với bất kỳ thử thách nào trên sân cỏ.

5.4 Alexis Ruano Delgado(Tây Ban Nha)

Alexis Ruano Delgado là một cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha nổi tiếng với lối chơi quyết liệt và khả năng phòng ngự chắc chắn. Trong sự nghiệp thi đấu của mình, anh đã nhận tổng cộng 22 thẻ đỏ, anh trở thành một trong những cầu thủ nhận nhiều thẻ đỏ nhất trong lịch sử bóng đá. Những thẻ đỏ này chủ yếu đến từ những pha phạm lỗi nghiêm trọng, hành vi phi thể thao và tranh cãi với trọng tài. Sau khi nghỉ thi đấu, Alexis không có nhiều thông tin về các hoạt động sau sự nghiệp thi đấu của anh. Tuy nhiên, anh vẫn được nhớ đến như một cầu thủ có lối chơi quyết liệt và không ngại đối đầu với bất kỳ thử thách nào trên sân cỏ.

5.5 Paolo Montero(Uruguay)


Paolo Montero là một trong những hậu vệ nổi tiếng nhất của Uruguay. Paolo Montero bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp tại Peñarol, một trong những câu lạc bộ hàng đầu ở Uruguay. Sau đó, anh chuyển đến châu Âu và thi đấu cho các câu lạc bộ danh tiếng trong đó đã từng vô địch Serie A 3 lần với Juventus. Tuy nhiên, thành tích người ta nhớ đến nhiều hơn đó là 21 lần nhận thẻ đỏ khi thi đấu đầy tính bạo lực và những pha vào bóng quá mức cần thiết. Sau khi giải nghệ, Paolo Montero đã chuyển sang công tác huấn luyện và quản lý đội bóng. Anh đã từng làm huấn luyện viên cho một số câu lạc bộ ở Uruguay và Argentina.


Montero khá nóng tính nên nhiều lần đã phải nhận thẻ đỏ vô duyên 

6. Những huyền thoại nổi tiếng chưa từng nhận thẻ đỏ

Có những cầu thủ xuất sắc không chỉ bởi kỹ năng và tài năng mà còn bởi tinh thần thể thao và cách ứng xử trên sân cỏ. Một số cầu thủ nổi bật vì chưa từng nhận thẻ đỏ trong suốt sự nghiệp thi đấu của họ, chúng ta có thể kể đến trường hợp của huyền thoại người Anh Gary Lineker, anh là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Suốt sự nghiệp thi đấu ở cấp câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia, Lineker chưa từng nhận thẻ đỏ. Anh được biết đến với tinh thần thể thao cao, luôn thi đấu với sự tôn trọng đối thủ và trọng tài. 

Dù Tây Ban Nha sở hữu nhiều cái tên bị thẻ đỏ nhưng quốc gia cũng có được 2 cầu thủ huyền thoại chưa bao giờ bị treo giò vì thẻ đỏ. Đó là trường hợp của Raul Gonzalez và Andres Iniesta, với phong cách chơi bóng thông minh, kỹ thuật và luôn đặt tinh thần đồng đội lên trên hết, Raúl luôn giữ được hình ảnh một cầu thủ mẫu mực và chuyên nghiệp. Đối với Iniesta, một trong những tiền vệ xuất sắc nhất thế giới, nổi tiếng với lối chơi đẹp mắt và kỹ thuật cao, với phong tính cách điềm tĩnh trên sân cỏ, anh chưa bao giờ bị truất quyền thi đấu khi còn là cầu thủ.

Ngoài các cầu thủ trên có 2 trường hợp đặc biệt cũng được nhắc tới khá nhiều đó là Ryan Giggs và Lionel Messi. Thi đấu 932 trận cho Manchester United, Giggs không bao giờ bị trọng tài đuổi rời sân sớm nhưng ở tuyển xứ Wales, anh đã có 1 lần duy nhất trong trận đấu với tuyển Na Uy. Trường hợp của Messi cũng khá giống với Giggs khi trong màu áo câu lạc bộ, anh không hề nhận được “lì xì đỏ” từ trọng tài và nó đến từ ngay trong trận đấu ra mắt tuyển Argentina khi mới chỉ vào sân được phút trong trận đấu giao hữu với Hungary vào tháng 8 năm 2005.

Bình luận